Vui lòng xác nhận tuổi trước khi truy cập Website

HALICO cam kết uống có trách nhiệm. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đảm bảo rằng bạn ở trên độ tuổi uống rượu hợp pháp và được phép xem trang web này một cách hợp pháp. Bằng cách nhấp vào xác nhận “Trên 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của trang web này. Nội dung này dành cho những người trong độ tuổi uống rượu hợp pháp, vui lòng không chia sẻ hoặc chuyển tiếp cho bất kỳ ai chưa đủ tuổi vị thành niên.

 

Xin lỗi bạn về sự bất tiện này,

vui lòng quay lại khi bạn đã đủ 18 tuổi

Ngộ độc rượu methanol – thực trạng và giải pháp

Vụ ngộ độc rượu ở bản Tả Chải (xã Ma Ly Chải, H.Phong Thổ, Lai Châu) làm 9 người tử vong và vụ 9 sinh viên bị ngộ độc rượu ở Hà Nội không chỉ là tiếng chuông cảnh báo đối với người tiêu dùng về các loại rượu không rõ nguồn gốc mà còn là vấn đề cần được các cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp kiểm soát…

Thực trạng rượu methanol

Thời gian vừa qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc rượu methanol, nhất là vụ ngộ độc khiến nhiều người tử vong tại xã biên giới Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vào tháng 2 vừa qua và một số vụ ngộ độc ở Hà Nội cũng gây tử vong cho ít nhất 3 nạn nhân. Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu cho biết, các cơ quan chức năng đều kết luận, hầu hết các nạn nhân tử vong và nhập viện được xét nghiệm là do sử dụng rượu có nồng độ ​methanol vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần. Trong đó, kết quả xét nghiệm của cơ quan Công an và Pháp y cũng cho rằng nguyên nhân tử vong của 9 nạn nhân là do ngộ độc ​methanol.

Cồn Methanol hay Methyl Alcohol cũng là chất thuộc nhóm rượu, nhưng chỉ có một nguyên tử carbon trong phân tử, và không thể dùng để uống vì rất độc. Là một chất độc với cơ thể con người, có tính ức chế đến hệ thần kinh trung ương (gồm não và tủy sống). Tùy liều lượng sẽ gây nhức đầu, ói mửa, mù mắt (do gây hư hoại tế bào võng mạc và sợi thần kinh thị giác), hôn mê, và tử vong. Một khi vào trong cơ thể sẽ được thải trừ ra rất chậm. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu ban đầu của nhiễm độc cồn methanol lại nhẹ và không rõ ràng như say xỉn với rượu. Do đó, việc phát hiện để cấp cứu thường khi đã quá trễ.

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận 12 sinh viên ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) phải nhập viện vì ngộ độc rượu chứa methanol

(Ảnh: 24h)

Theo các nhà nghiên cứu, một trong các cách điều trị chính của trúng độc cồn methanol lại là dùng rượu ethanol. Lý do là ethanol sẽ ưu tiên tranh dành lấy enzyme alcohol dehydrogenase, do đó cồn methanol sẽ không bị phân hủy bởi enzyme này để sinh ra độc chất formic acid. Nhờ thế nó sẽ được bài tiết nguyên dạng ra khỏi cơ thể qua đường tiểu (một phần nhỏ qua đường hô hấp). Bệnh nhân sẽ được truyền tỉnh mạch dung dịch 10% ethanol trong 5% dextrose. Bên cạnh đó có kèm theo các điều trị chống co giật, bảo vệ đường ruột, kiềm hóa hệ tuần hoàn…

Cồn methanol còn rất độc vì nó được phân hủy trong cơ thể (ở gan) do enzyme alcohol dehydrogenase để cho ra formaldehyde (H2CO). Chất này lại được oxit hóa cho ra formic acid (CH2O2). Formic acid gây tăng độ acid (acidosis) trong máu, dẫn đến suy hô hấp và ngưng thở.

Theo các cơ quan quản lý, các vụ ngộ độc rượu vừa qua là do người dân sử dụng các loại rượu trôi nổi trên thị trường, không có dán nhãn, không được kiểm soát về chất lượng, vì lợi nhuận mà các cơ sở nhỏ lẻ đã pha cồn công nghiệp (methanol) nên khiến người sử dụng tử vong.

Phân biệt giữa cồn công nghiệp và cồn thực phẩm

Trong quá trình lên men từ các loại ngũ cốc để chưng cất cồn, dùng bằng phương pháp thủ công hay bằng dây chuyền công nghệ hiện đại và dù dùng nguyên liệu đầu vào khác nhau (gạo, ngô, sắn, lúa mạch…) cũng đều tạo ra một lượng tạp chất nhất định và khi chưng cất, methanol, aldehyt… Các tạp chất sẽ được loại bỏ tùy thuộc công nghệ sản xuất và hệ thống chưng cất. Vì vậy, người ta đã đưa ra quy chuẩn đối với các loại rượu, trong đó hàm lượng Methanol phải được khử ở mức dưới 100mg/lít, nếu vượt quá giới hạn này sẽ trở thành rượu độc.

Trên thực tế, rượu nấu bằng phương pháp thủ công (còn được gọi là phương pháp chưng cất 1 lần, không có các công đoạn phân tách tạp chất) từ lâu vẫn được người dân sử dụng. Tuy nhiên, như đã phân tích, lượng độc tố trong loại rượu này luôn tồn tại, ít hay nhiều hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nấu (tỷ lệ loại bỏ rượu đầu và rượu cuối).

Theo các nhà chuyên môn, cồn thực phẩm khác với cồn công nghiệp bởi các yếu tố sau: Cồn thực phẩm (ethanol): Nồng độ tiêu chuẩn >96% Vol; Loại bỏ hoàn toàn tạp chất dùng để sản xuất rượu, đồ uống có cồn, chiết xuất dược liệu, pha chế thuốc… Còn cồn công nghiệp (methanol) , chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất, nồng độ <95%Vol, trong đó 5% có thể là methanol, aldehyt, dầu fusel và các tạp chất; được dùng trong công nghiệp in, điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng, verni…

Hiện nay nhiều cơ sở tư nhân vẫn sản xuất những loại rượu kém chất lượng, không đảm bảo ATVSTP

(Ảnh: Sưu tầm)

Hiện nay, tình trạng sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm không đảm bảo ATVSTP là vấn đề rất phức tạp; vì hám lợi nhiều cơ sở sản xuất sử dụng phương pháp, quy trình chế biến không đảm bảo ATVSTP, sử dụng cồn công nghiệp (methanol) pha rượu.

Người tiêu dùng cũng cần phân biệt giữa rượu thủ công (dân tự nấu) với rượu do nhà máy sản xuất với trang thiết bị hiện đại. Rượu sản xuất thủ công có nguồn nguyên liệu đa dạng theo vùng miền: gạo, ngô, khoai, sắn, tam giác mạch,.. Nấu cơm và chỉ sử dụng  nguồn men lá cho quá trình đường hóa và lên men nên nên khả năng chuyển hóa từ tinh bột –>  đường thấp-> tạo rượu nồng độ thấp và dịch lên men có nhiều tạp chất do nguồn men lá không được kiểm soát ( bao gồm cả nguồn vi khuẩn, nấm men, nấm mốc không mong muốn…); chưng cất thu hồi toàn bộ rượu và các sản phẩm bay hơi từ dịch lên men bao gồm cả Aldehyt, methanol và các tạp chất khác. Kết thúc chưng cất thu được rượu thủ công lẫn tạp chất độc hại (Aldehyt, methanol,…). Hệ thống thiết bị đơn giản, không tách được tạm chất theo yêu cầu; Sản phẩm rượu không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Aldehyt cao gấp 20 lần so với tiêu chuẩn; Methanol cao > 1.000 mg/l (tùy loại nguyên liệu và men); Ethylacetate gấp 50 lần so với quy định…

Còn sản xuất công nghệ hiện đại (HALICO là một ví dụ), nguyên liệu chủ yếu từ gạo, ngô, sắn. Nấu cháo loãng dạng bột đồng thời sử dụng các loại enzyme và nấm men được phân lập và tuyển chọn thuần khiết và kiểm soát chặt chẽ nên khả năng chuyển hóa từ tinh bột -> đường cao -> tạo rượu nồng độ cao và chất lượng dịch lên men đảm bảo -> chất lượng sản phẩm đạt QCVN. Chưng cất qua nhiều hệ thống tháp tách chuyên biệt: Tháp thô (thu hồi rượu và các sản phẩm bay hơi từ dịch lên men); Tháp tách aldehyt , Tháp tách methanol, Tháp Tiền Tinh, Tháp trích ly và Tháp tinh chế -> Kết thúc chưng cất thu được 92% cồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn pha rượu và loại  bỏ 8%  cồn công nghiệp. Sản phẩm của HALICO đạt chất lượng theo QCVN6:3-2010/BYT; Aldehyt  ≤  1mg/l cồn 100 độ (thấp hơn QCVN 5 lần); Metanol ≤ 10 mg/l cồn 100 độ (thấp hơn QCVN 30 lần); Ethylacetate ≤  5mg/l cồn 100 độ, sản phẩm an toàn tuyệt đối…

Hãy biết chọn sản phẩm an toàn và uống có trách nhiệm

Việc lựa chọn sản phẩm an toàn là rất cần thiết. Hiện nay, Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội (HALICO) là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về công nghệ và sản phẩm an toàn. Nhà máy của HALICO ở Yên Phong (Bắc Ninh) có hệ thống chưng cất hiện đại PRAJ, 8 lần lọc; dây chuyền pha chế rượu và dây chuyền chiết chai hiện đại của Krones… Với công nghệ sản xuất và hệ thống chưng cất hiện đại 8 tháp của HALICO, hàm lượng độc tố methanol và các tạp chất khác được kiểm soát chặt chẽ, luôn nằm trong giới hạn cho phép, vì vậy sẽ cho ra sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn cho người sử dụng.

Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, người tiêu dùng hay lựa chọn sản phẩm do Halico sản xuất, đảm bảo an toàn; Không uống các sản phẩm không có nhãn mác, rượu tự pha chế không có chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, rượu ; không tự mua thuốc Bắc, tự mua hay sưu tầm; Tuyệt đối không dùng rượu quá liều lượng, quá mức như uống say, quá say… Đặc biệt là người tiêu dùng hãy uống có trách nhiệm, theo khả năng của mình, không lạm dụng rượu ảnh hưởng tới bản thân và cộng đồng.

Toàn cảnh nhà máy sản xuất rượu hiện đại bậc nhất Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại của Halico

Tình trạng ngộ độc rượu là do người dân thiếu kiến thức, ham rẻ, đặc biệt là công tác kiểm soát chất lượng các sản phẩm trên thị trường chưa được chặt chẽ. Ngày 10.3.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện số 371 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khắc phục hậu quả do ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu. Theo đó UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai và thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rượu nói riêng; có giải pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT yêu cầu tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo đó, Bộ này yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không rõ nguồn gốc xuất xứ dưới mọi hình thức. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng yêu cầu chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng an toàn thực phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, công bố hợp quy, ghi nhãn, quảng cáo và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rượu nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, sử dụng nguyên liệu, sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công…

Hình ảnh tháp chưng cấp 8 tầng hiện đại của Halico

Dây chuyền và công nghệ hiện đại của Halico sản xuất ra những sản phẩm rượu chất lượng và đảm bảo VSATTP

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Sở Công Thương tỉnh/thành chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, bán tại các cửa hàng ăn uống…), đặc biệt là rượu sản xuất thủ công. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng và chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường) triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người dân nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu và nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu.

Phóng sự của VTV24 về dây chuyền và sản xuất hiện đại của Halico

(Theo VBA – Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam)

Tin liên quan