Nói đến rượu Vodka, dường như bất kỳ ai cũng nghĩ đến nước Nga. Còn với người Nga, rượu Vodka còn hơn cả một thứ đồ uống có cồn. Người Nga bắt đầu sáng chế ra đồ uống có cồn vào thế kỷ 15 ở Moscow, trong những tu viện. Điều này cũng dễ hiểu vì các tu viện lúc đó đều giàu có và đầy đủ các phương tiện. Mỗi thầy tu đều có thể có một phòng thí nghiệm riêng để chế ra cồn và pha với nước. Trong gần 4 thế kỷ, người Nga vẫn gọi thứ đồ uống được đựng trong này là “rượu mỳ” và độ cồn không ổn định, có thể từ 15% – 60%. Chỉ đến năm 1865, khi nhà hóa học nổi tiếng người Nga Mendeleev nghiên cứu ra “những hóa hợp của Nước và Rượu” thì người ta mới được biết đến thứ rượu vodka với hàm lượng cồn lý tưởng là 40%.
Năm 1941, khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 bước vào giai đoạn khốc liệt, Stalin đã ký một sắc lệnh về khẩu phần rượu Vodka trong quân đội Liên Xô. Theo đó, mỗi người lính Hồng quân được cung cấp 100gram rượu Vodka một ngày, nhằm giúp họ chống chọi với băng giá và có thêm tinh thần chiến đấu. Thực tế thì mệnh lệnh đặc biệt đó đã được thực hiện trong suốt 5 năm. Theo số liệu của các nhà sử học, ở thời điểm đó chỉ riêng trong 1 tháng quân đội Nga đã sử dụng hết 46 toa tàu, mỗi một toa như vậy có khoảng 40 tấn rượu Vodka. Người kế vị Stalin lên nắm chính quyền Xô Viết là Khrushev, vào năm 1958 lại cấm bán rượu trong căng-tin và các quầy ăn giá rẻ dành cho người lao động. Giá rượu Vodka tăng lên 3 rub, trong khi lương của một người lao động trung bình một ngày là khoảng 1 rub.Ngày 17/5/1985, các biện pháp “nhằm giải quyết tình trạng lạm dụng rượu và nghiện rượu, loại trừ rượu tự chế” đã được công bố trên tất cả các phương tiện truyền thông Liên Xô. Ngay hôm sau, nhà lãnh đạo Xô Viết Gorbachev đã trở thành nhân vật chính của hàng loạt các chuyện tiếu lâm. Trên một đất nước rộng lớn, người ta xếp hàng rồng rắn để mua rượu Vodka bằng phiếu mua hàng đặc biệt hay với định mức 2 chai trong 1 tháng dành cho một người. Những người tạo nên và gắn bó với Bảo tàng này hy vọng, một giai đoạn như thế sẽ không trở lại với nước Nga. Bởi cùng với quá trình lịch sử 500 năm, người Nga còn có cả những câu chuyện dài về văn hóa uống rượu của mình. Nếu như nói rượu Vodka đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Nga không phải là quá lời, bởi Vodka đã thực sự trở thành một phần văn hóa Nga, thể hiện tính cách Nga. Tuy nhiên“Rượu cũng giống như bất cứ loại thuốc khác. Uống ít và điều độ thì tốt, nhưng thêm một chút là thành thuốc độc”. Đó là câu nói của chính những người Nga về loại rượu truyền thống của mình. Tại Matxcova có Bảo tàng Rượu Vodka. Ở đây có thể tìm hiểu về lịch sử 5 thế kỷ phát triển rượu Vodka Nga và để được nghe những câu chuyện thú vị xung quanh thứ đồ uống này trong nhiều sự kiện quan trọng của nước Nga. Người Nga luôn tin rằng, chính nước Nga đã làm nên thứ đồ uống có tên gọi Vodka cho Thế giới, cho dù có thể còn nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc xuất xứ của nó.
Bảo tàng này hiện đang trưng bày hơn 600 loại Vodka, với các mẫu chai, nhãn hiệu, các công thức cùng với nhiều tài liệu liên quan ở những giai đoạn khác nhau. Theo dân gian, loại rượu Vodka được ưa chuộng nhất hiện nay có nguồn gốc từ những quốc gia trồng lúa ở Đông Âu – nổi tiếng nhất là Nga và Ba Lan. Vodka vốn là thứ đồ uống của những người nông dân dùng để giữ ấm cơ thể trong những mùa đông giá rét ở Đông Âu, nhưng giờ đây Vodka lại hấp dẫn toàn thế giới. Dù cho loại rượu này được dùng trong những buổi tiệc chiêu đãi, làm khai vị cho một bữa ăn hay để chúc mừng một ai đó, nó vẫn luôn thỏa mãn được mọi nhu cầu. Một vài trong số những thức uống pha chế được ưa chuộng nhất có sử dụng loại rượu mạnh linh hoạt này là Screwdriver, Bloody Mary và Cosmopolitan. Và đối với những ai nghiền uống loại rượu mạnh này, có rất nhiều mùi vị để bạn chọn lựa mà khôngcó một dư vị nào đọng lại. Vodka là một thương hiệu như vậy, nó mang lại một vị rượu ngọt thanh và không hề đắng. Ra đời ở thị trấn Zyrardow thuộc vùng đồng bằng Mazovia, phía Tây Warsaw (Ba Lan), Vodka được chưng cất rất tỉ mỉ với thành phần hoàn toàn là lúa mạch đen .
Vodka là loại rượu chưng cất, trong, thường là không màu (trừ phi pha thêm hương liệu) và có độ cồn tương đối cao từ 35% đến 50%. Nguyên liệu để sản xuất vodka thường là khoai tây, hoặc một số loại ngũ cốc, lên men. Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan và Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. Các khu vực này thường được gọi là vùng Vodka (Vodka Belt) không chỉ vì Vodka có nguồn gốc ở đây mà còn vì đây là nơi sản xuất và tiêu thụ vodka nhiều nhất thế giới. Ở Nga có hẳn một bảo tàng về vodka. Theo truyền thống, vodka thường được uống suông, nhất là Đông Âu và Bắc Âu. Song ở nhiều nơi khác trên thế giới, nó có thể được thưởng thức dưới hình thức cocktail, làm rượu thuốc, v.v…Tên gọi vodka còn thường được dùng để chỉ một số loại rượu khác có những đặc điểm chung với voda về hình thức và cách sản xuất. Vodka tiếng Nga là Водка, bắt nguồn từ Вода nghĩa là “nước nhỏ“.Rượu shōchū của Nhật Bản thường được gọi không chính thức là “vodka Nhật“. Rượu baijiu của Trung Quốc thường được gọi không chính thức là “vodka Tàu“. Ở Việt Nam có một số sản phẩm của Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội mang nhãn hiệu “Vodka Hà Nội“ là một thứ rượu gạo lên men có độ cồn là từ 29% đến 39% và nhãn hiệu “Vodka New Rice“ (“Lúa mới“) có độ cồn là 45%.
Ngay từ khi ra đời vào năm 1898, Halico không ngừng xây dựng và phát triển để có thể trở thành tiên phong của ngành rượu Việt. Minh chứng rõ ràng nhất của sự nỗ lực này là những sản phẩm uy tín, được nhiều người ưa chuộng như Vodka Hà Nội, Lúa Mới hay Nếp Mới.
Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ khoa học hiện đại, Halico đã thành công trong việc tinh chế được những hương vị nồng đượm và dịu êm đặc trưng cho tất cả sản phẩm của hãng.
Không chỉ dừng lại ở đó, bước chuyển mình mãnh mẽ nhất của công ty khi Halico quyết định hợp tác chiến lược với một trong những tập đoàn đồ uống cao cấp hàng đầu nhất thế giới – Diageo. Cuộc “kết hợp” này tạo điều kiện thuận lợi cho Halico trong lĩnh vực đổi mới, mở rộng hệ thống phân phối và tung ra thị trường những sản phẩm chiến lược.