Vui lòng xác nhận tuổi trước khi truy cập Website

HALICO cam kết uống có trách nhiệm. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đảm bảo rằng bạn ở trên độ tuổi uống rượu hợp pháp và được phép xem trang web này một cách hợp pháp. Bằng cách nhấp vào xác nhận “Trên 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của trang web này. Nội dung này dành cho những người trong độ tuổi uống rượu hợp pháp, vui lòng không chia sẻ hoặc chuyển tiếp cho bất kỳ ai chưa đủ tuổi vị thành niên.

 

Xin lỗi bạn về sự bất tiện này,

vui lòng quay lại khi bạn đã đủ 18 tuổi

Rượu rẻ tiền 12.000đ/lít: Hiểm họa khôn lường

Theo thống kê, từ sau Tết Đinh Dậu đến nay, trên cả nước đã xảy ra hàng chục vụ ngộ độc rượu với số nạn nhân lên đến hàng trăm người. Trong đỏ nổi cộm lên có thể kể tới vụ ngộ độc rượu ở Lai Châu khiến hơn 80 người nhập viện, trong đó 9 người bị chết; vụ ngộ độc rượu ở Hà Giang, khiến 86 người nhập viện…

Nguy cơ từ rượu rẻ tiền 10-12.000đ/lít

Riêng ở Hà Nội, trước và sau tết, đã có gần 20 người ngộ độc rượu phải vào trung tâm chống độc của bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, trong đó 5 người đã tử vong. Điển hình là vụ việc ngày 9/3, có 7 sinh viên gồm 5 nam, hai nữ, tại Cầu Giấy đã phải nhập viện do ngộ độc rượu; trong đó có 3 người bị hôn mê sâu, phải thở máy và lọc máu, tình trạng hết sức nguy kịch. Điều đáng lưu ý là đa số các trường hợp ngộ độc này đều có liên quan đến uống rượu chứa methanol…

Dây chuyền sản xuất rượu thô sơ, không đảm bảo chất lượng (Ảnh: Sưu tầm)

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Ngộ độc methanol trước đây ít, nhưng gần đây ngày càng nhiều. 34 ca đến cấp cứu thì 9 ca tử vong, trong đó 5 ca bị tổn thương não. Các nạn nhân đều uống quá nhiều, hầu hết rượu không có nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nói về vấn nạn rượu kém chất lượng, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương, chia sẻ vì lợi nhuận, vì sự thiếu hiểu biết của người dân nên nhiều người đã làm rượu giả.

“Có nơi 1 lít rượu bán 12.000-15.000 đồng/lít, thực sự rẻ hơn nước lọc. 1 cân gạo nấu giỏi thì được 0,9-1 lít. Trong khi đó 1 cân gạo giá đã 12.000 rồi. Nếu cộng thêm tiền than, củi, công xá, lại tính phần lãi nữa mà bán 12.000/lít thì không thể nói là 100% nấu rượu từ gạo”, ông Nguyễn Phú Cường khẳng định nơi làm rượu đã pha cồn công nghiệp để tạo ra rượu.

Thời gian gần đây, số người bị ngộ độc rượu pha từ cồn công nghiệp methanol tăng lên vì nhiều người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường uống loại cồn methanoi pha chế vì giá rất rẻ, chỉ khoảng 10 ngàn đồng/lít.

Rượu chất lượng phải qua đến tháp chưng cất 8 lần

Từ lâu, rượu đã là loại hàng hóa chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng với thực trạng toàn dân ai cũng có thể nấu, pha chế và bán rượu như hiện nay, cho ra lò khoảng 200 triệu lít rượu (gần 70%) không có tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, đang được tiêu thụ trên thị trường cả nước mỗi năm.

Các loại rượu bán chưa tới 12.000đ/lít, không tem nhãn, không đăng ký này đang gây rất nhiều hệ lụy: ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người dân, đồng thời khiến nhà nước thất thu thuế hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Điều này cũng gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất rượu chân chính. Khi mỗi năm, các công ty rượu có đăng ký, có nhãn mác phải chịu rất nhiều các loại phí, thuế trước khi đưa ra thị trường.

Đại diện Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) cho biết, trong ngành công nghiệp sản xuất rượu, cồn nguyên liệu được xem là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện không phải doanh nghiệp (DN) sản xuất rượu nào cũng có đủ nguồn lực đầu tư và vận hành hệ thống sản xuất cồn với chất lượng đạt tiêu chuẩn của các tổ chức y tế quốc tế và Việt Nam.

Theo cơ quan quản lý chất lượng, để có được cồn tinh khiết, loại bỏ các loại độc tố phải qua ít nhất 6 lần chưng cất. Tuy nhiên, hiện mới có một vài DN sản xuất lớn như Halico có tháp chưng cất 8 lần. Bắt đầu từ năm 2012, nhằm đẩy mạnh hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Halico đã đầu từ xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh với mức vốn gần 50 triệu USD. Nhà máy mới được áp dụng công nghệ sản xuất và hệ thống chưng cất hiện đại hàng đầu thế giới với hệ thống chưng cất 8 tháp đa áp suất, hệ thống lọc Bạc 29 cột; mỗi tháp có hàng chục tầng phân tách cùng với hệ kiểm soát hiện đại và liên tục…. Chất lượng cồn và rượu tinh khiết luôn được kiểm soát, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hàm lượng độc tố methanol và các tạp chất khác được kiểm soát chặt chẽ, luôn nằm trong giới hạn cho phép.

Hình ảnh tháp chưng cất 8 tầng hiện đại của công ty CP Cồn Rượu Hà Nội – Halico

Đầu tư lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại, sản phẩm an toàn nên tất nhiên, rượu có nhãn mác của các nhà máy không thể có giá rẻ như rượu không nhãn mác bán tràn lan trong các quán nhậu, các quán cơm bình dân. Chính vì thế, người tiêu dùng cũng cần hết sức tỉnh táo khi chọn rượu để uống. Đừng vì ham rẻ mà rước họa vào thân.

Mới đây, ngày 14/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu. Theo đó, Bộ Công Thương đã có những văn bản, chỉ thị kịp thời gửi các Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để nhanh chóng nắm bắt tình hình, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, ngăn ngừa những vụ việc ngộ độc rượu đáng tiếc xảy ra.

Mặt khác, Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương phải tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không rõ nguồn gốc xuất xứ dưới mọi hình thức.

PV

Tin liên quan